III.
Võ-Phục
Sự Tiện-Lợi-Ích
của Võ-Phục Cổ-Truyền Việt-Nam
Võ-Phục trong Hệ-Phái SA-LONG-CƯƠNG do Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng thiết-kế cho Môn-sinh trước kia - mặc Áo Thun và Quần Đùi thay-thế sau này bằng Quần Dài ống túm - chỉ phù-hợp cho miền nhiệt-đới và trong khung-cảnh tập tại gia.
Lúc khai-lập Võ-Đường Sa-Long-Cương đầu tiên tại hải-ngoại, năm 1968, chúng tôi đã được Sư-Trưởng Trương-Thanh-Ðăng chấp-thuân thiết-kế cho Môn-sinh mặc Võ-Phục theo truyền-thống Việt-Nam : Áo Choàng cổ chéo (Giao-Lĩnh 交 領 衣 - thông-dụng từ thời LÊ Trung-Hưng 1533~1789) gài từ nách xuống hông, tay dài với cổ tay ống bó - Quần Dài ông túm nơi mắt cá - và sợi giây Đai mềm, bản rộng, buộc ngang thắt lưng. Sợi giây Đai này cũng dùng để biểu-trưng Đẳng-Cấp của người luyện Võ.
Ngoài ra, Môn-sinh được mang giày thể-thao để bảo-vệ bàn chân khi luyện-tập.
Võ-Phục theo truyền-thống Việt-Nam : Áo Choàng cổ chéo ( Áo Giao-Lĩnh), tay dài, cổ tay ống bó, Quần Dài ông túm nơi mắt cá và sợi giây Đai mềm, bản rộng, buộc ngang thắt lưng, là võ-phục rất tiện-lợi cho việc luyện-tập Võ-Thuật bất-cứ nơi nào, và trên bộ cũng như trên lưng ngựa :
- Áo Choàng cổ chéo ( Áo Giao-Lĩnh) được gài từ nách xuống hông, nên khi giao-đấu, vạt áo không bị bật tung.
- Tay dài với cổ tay ống bó, nên rất tiện-lợi cho việc sử-dụng Binh-Khí Trung-Cổ (Đao, Kiếm, Giản, Phủ, v.v.)
- Quần Dài với ông túm nơi mắt cá và đáy rộng, nên rất tiện-lợi cho việc luyện Tấn-pháp và Cước-pháp, cũng như cho việc luyện tập Kị-Xạ và thao-luyện Binh-Khí cán dài (Siêu, Thương, Mâu, Kích, v.v.) trên lưng ngựa.
- Sợi giây Đai mềm, bản rộng xếp đôi lại, buộc ngang thắt lưng, nơi dưới rốn, vừa là giây Đai* thật-sự dễ-dàng-hóa việc vận-dụng Nội-Công vừa là để biểu-trưng Đẳng-Cấp của người luyện Võ.
*Chú-ý : Giây Đai này được phù-trợ đắc-lực bởi giây Đai thứ nhì thắt bên trong, gọi là "Giây Đai Nội-Lực".
Môn-Sinh Bình-Định Sa-Long-Cương mặc Võ-Phục Cổ-Truyền Việt-Nam
Đối với môn-sinh thuộc Ban Võ-Trận Đại-Việt, ngoài Võ-Phục cổ-truyền nói trên, thì có mang thêm Nhung-Trang là Cân-Đai và Xà-Cạp cùng Đai-Kiếm để thao-luyện từ dưới đất đến trên lưng ngựa :
- Cân là Khăn đội đầu có vải che gáy chống say nắng, đó là loại Võng-Cân để đội Khôi-Mạo khi mặc Khải-Giáp ;
- Đai này là loại Đai dầy rộng bản, quấn che thận lưng ra đến trước bụng ;
- Xà-Cạp là để quấn che ông quyển và mắt-cá đôi chân cho khỏi bị mã-đâng và giây chân-đâng (Trung-Hoa gọi là « Mã-đâng Bì-đai 馬 鐙 皮 帶 » và Nhật-Bản gọi là « Chikaragawa - Lực-Cách 力 革 » gây thương-tích khi thao-luyện trên ngựa ;
- Đai-Kiếm là để đeo Kiếm ; nó có hai thứ, một thứ để mang Kiếm phía sau lưng, một thứ để đeo Kiếm bên hông trái.
Môn-Sinh Ban Võ-Trận Đại-Việt mặc Võ-Phục cổ-truyền, |
Môn-Sinh Ban Võ-Trận Đại-Việt mặc Võ-Phục cổ-truyền, |
Võ-Sinh mặc Võ-Phục Cổ-Truyền thao-diển
|
Võ-Sinh mặc Võ-Phục với Nhung-Trang Trung-Cổ thao-diển Kích-Giáo « Phương-Thiên Họa-Kích » trên ngựa.
|
Võ-Sinh mặc Võ-Phục với Nhung-Trang Trung-Cổ
|
Võ-Sinh mặc Võ-Phục với Nhung-Trang Trung-Cổ
|
Ngoài ra, Ban Võ-Trận Đại-Việt còn dùng Chiến-Nhung-Phục trung-cổ màu Đỏ Tía để mặc dưới Khải-Giáp bằng Thép rèn-trui khi thao-luyện môn Phi-Giáp Tranh-Phong trên Bộ và trên lưng Ngựa.
Nhung-Phục Ban Võ-Trần Đại-Việt
Sư-Trưởng Ba PHONG và Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng trong |
Võ-Phục Võ-Trận Đại-Việt đang được may máy |
Nhung-Phục Ban Võ-Trần Đại-Việt
Võ-Sinh mặc Chiến-Nhung-Phục trung-cổ màu Đỏ Tía |
Võ-Sinh mặc Chiến-Nhung-Phục trung-cổ màu Đỏ Tía
|
Võ-Sinh mặc Chiến-Nhung-Phục trung-cổ màu Đỏ Tía |
Võ-Sinh mặc Chiến-Nhung-Phục trung-cổ màu Đỏ Tía |
Chiến-Nhung-Phục Ban Võ-Trần Đại-Việt
Chiến-Nhung-Phục Ban Võ-Trần Đại-Việt
(Còn tiếp...)
Ban Võ-Sư |
Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.